Tại Việt Nam, nghề thám tử ngày nay đã ngày càng nở rộ và phát triển. Tuy nhiên ít ai có thể biết về nguồn gốc và người đầu tiên mở đường cho ngành thám tử tại Việt Nam bởi nghề Thám tử vẫn còn đang rất mới mẻ. Nghề thám tử ngày càng đang cho thấy sự cần thiết và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng dịch vụ. Vậy bạn có biết Ông tổ của nghề Thám tử tại Việt Nam là ai? Hãy cũng Thám tử DW tìm hiểu về ông trong bài viết này.
Những câu chuyện về cuộc đời của của vị thám tử tài ba – Lê Văn Lương – người được sử sách ghi chép lại là “ông tổ” của nghề thám tử tại Việt Nam, đã chôn vùi trong bao nhiêu năm cho đến khi nghề thám tử trở nên phổ biến tại Việt Nam, những bí mật đã dần được tiết lộ.
Theo sử sách, ông Lê Văn Lương là người đầu tiên tiên phong trong lĩnh vực thám tử tại Việt Nam và được người đời nhớ tới như là “Sherlock Holmes” của Việt Nam.
Lê Văn Lương (1913-2001) sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống nho học tại thôn Kim Thượng, xã Kim Bình, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
17 tuổi, ông kết hôn với bà Lê Thị Tâm – người con gái xinh đẹp nhất vùng thời bấy giờ và có 4 người con. Lúc đó, ông làm nghề dạy học còn bà thì trồng lúa, dệt. Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ êm đềm trôi qua. Tuy vậy, những nhiệt huyết vẫn căng đầy trong huyết quản của ông. Sau đó, ông ra đi bặt vô âm tính, không ai biết bất kỳ tin tức gì của ông. Con đường đến với sự nghiệp thám tử của ông cũng bắt đầu từ đây.
Qua các tập hồ sơ lưu lại của ông thì ông đã từng tham gia phá rất nhiều vụ án lớn nhỏ liên quan đến ma túy, tham nhũng, giết người… Thu nhập của ông cũng từ đó mà nhiều lên đủ để ông mua một tòa nhà số 109A đẹp nhất đường Pasteur với giá 300 lượng vàng. Sau đó ông trùng tu lại tòa nhà, làm nó trở nên lộng lẫy hơn xưa rất nhiều. Ông treo lên tấm biển Lelion Lefort Agency và hàng chữ Văn phòng thám tử tư. Mọi giao dịch của ông đều được diễn ra tại tòa nhà này.
Ông Lê Văn Lương còn được biết đến là một người đào hoa. Ông từng có 4 người vợ và có 11 người con. Sau khi rời quê nhà, ông lên Hà Nội học và quen một cô con gái đài các và học giỏi tên Tường Vi. Tường Vi sinh ra trong một gia đình trâm anh thế phiệt, anh trai là quốc vương Bảo Đại. Chính vì lẽ đó mà gia đình cô đã phản đối cuộc hôn nhân của cô và ông. Tuy vậy, hai người vẫn tổ chức đám cưới với nhau. Tuy là người phong tình nhưng ông không bao giờ chìm đắm trong tử sắc và vẫn luôn khao khát được vươn lên với nghề thám tử.
Vào Sài Gòn, ông Lương lấy thêm 2 bà vợ. Người vợ thứ 4 là bà Đoàn Thị Nhiều ở hẻm Kỳ Đồng và có chung 3 người con.
Ông Lê Văn Lương lúc này đã học thành thạo 5 thứ tiếng: Anh, Pháp, Trung, Nhật, Nga và nhiều bằng cấp về kinh tế, võ thuật và luật pháp.
Sau khi thoát khỏi chốn lao cung do bị chính quyền thân Pháp bắt giữ do ông đã từng làm giáo viên dạy tiếng Nhật, ông làm đủ nghề để kiếm sống. Đến năm 1962, ông Lương mở văn phòng thám tử tư và trở thành văn phòng thám tử tư có tiếng tăm nhất Sài thành. Với khả năng hành nghề thám tử của mình, ông nắm giữ được rất nhiều thông tin mật của giới doanh nhân và chế độ cũ.
Lúc bấy giờ, ông Lê Văn Lương đã điều tra rất nhiệu vụ án tham nhũng, buộn lậu, giết người nổi tiếng trong giới kinh doanh và bộ máy của chế độ Sài Gòn. Người ta vẫn thường thấy, người đàn ông cao lớn đi chiếc xe hiệu Mercedes – một trong ba chiếc xe sang trọng nhất Sài thành. Văn phòng thám tử của ông phát triển thịnh vượng hàng chục năm và đã trở thành một thế lực tại đây.
Theo lời kể, sau khi miền nam được giải phóng, ông đã hiến tặng toàn bộ tài sản cho nhà nước và trở về quê nhà. Không lâu sau đó, ông sang Canada sống cùng người vợ thứ tư. Sau đó ông lại về quê hương và bị tai nạn rồi ở lại quê hương cho đến khi qua đời vào năm 2001.
Theo nhà báo Thuận Giang, ông Lương rất thích tác phẩm Thám tử Lê Phong của Thế Lữ. Tên của hiệu của Văn phòng thám tử của ông là Lelion Lefort Agency, còn có nghĩa là Hãng Lê Lương – Lê Phong. Sau này, đứa cháu đích tôn của ông có mở một cửa hiệu kinh doanh tại Hà Nội cũng lấy tên là Lê Phong